Địa lý Nam_Á

Bản đồ địa hình Nam Á

Theo Saul Cohen, các nhà chiến lược thời kỳ đầu thực dân xếp chung Nam Á với Đông Á, song trên thực tế khu vực Nam Á ngoại trừ Afghanistan là một khu vực địa chính trị riêng biệt so với các địa hạt địa chính trị lân cận.[143] Khu vực có nhiều đặc điểm địa lý, như các sông băng, rừng mưa, thung lũng, hoang mạc và đồng cỏ, là điển hình của các lục địa lớn hơn nhiều. Bao quanh Nam Á là ba vùng biển  – vịnh Bengal, Ấn Độ Dươngbiển Ả Rập – và có các đới khí hậu rất khác nhau. Mũi của bán đảo Ấn Độ có ngọc trai chất lượng cao nhất.[144]

Ranh giới của Nam Á thay đổi tuỳ theo định nghĩa về khu vực. Ranh giới phía bắc, đông và tây có khác nhau, còn Ấn Độ Dương là giới hạn phía nam. Hầu hết khu vực nằm trên mảng Ấn Độ và cô lập với phần còn lại của châu Á qua các chướng ngại vật là núi.[145][146] Phần lớn Nam Á nằm trên một bán đảo khá giống với một viên kim cương, giới hạn bởi Himalaya về phía bắc, Hindu Kush về phía tây và Arakan về phía đông,[147] và kéo dài về phía nam nhô ra Ấn Độ Dương.[30][32]

Theo Robert M. Cutler,[148] các thuật ngữ Nam Á, Tây Nam Á và Trung Á là riêng biệt, song có lẫn lộn và bất đồng nảy sinh do vận động địa chính trị để mở rộng không gian của Đại Nam Á, Đại Tây Nam Á và Đại Trung Á. Ranh giới của Đại Nam Á, theo lời Cutler, trong giai đoạn 2001–2006 đã được mở rộng về mặt địa chính trị đến miền đông Iran và miền tây Afghanistan ở phía tây, và tại phía bắc đã mở rộng đến đông bắc của Iran, miền bắc Afghanistan, và miền nam Uzbekistan.[148]

Hầu hết khu vực là một tiểu lục địa nằm trên mảng Ấn Độ, là phần phía bắc của mảng Ấn-Úc, tách biệt với phần còn lại của mảng Á-Âu. Mảng Ấn Độ tạo thành một đại lục trải dài từ Himalaya đến một phần của bồn địa bên dưới Ấn Độ Dương, bao gồm một số phần của Hoa Nam và Đông Indonesia, cũng như các dãy Côn LuânKarakoram,[149][150][151][cần số trang] và mở rộng tới song không bao gồm Ladakh, Kohistan, dãy Hindu KushBalochistan.[152][153][154] Có thể lưu ý rằng về mặt địa vật lý thì sông Yarlung Tsangpo tại Tây Tạng nằm ngoài ranh giới của cấu trúc tiểu lục địa, trong khi dãy núi Pamir tại Tajikistan nằm trong ranh giới này.[155] Tiểu lục địa Ấn Độ từng là một lục địa riêng biệt trước khi va chạm với mảng Á-Âu vào khoảng 50-55 triệu năm trước, tạo ra dãy Himalayancao nguyên Thanh-Tạng.

Khí hậu

Bản đồ phân loại khí hậu Köppen của Nam Á[156] dựa trên thảm thực vật, nhiệt độ, giáng thuỷ và tính chất mùa.

Khí hậu của Nam Á khác biệt đáng kể giữa các địa phương, từ nhiệt đới gió mùa ở phía nam đến ôn đới tại phía bắc. Sự đa dạng này chịu ảnh hưởng không chỉ bởi độ cao, mà còn do các yếu tố khác như khoảng cách với bờ biển và tác động theo mùa của gió mùa. Phần phía nam hầu hết sẽ nóng vào mùa hè và có mưa vào các giai đoạn gió mùa. Dải đồng bằng Ấn-Hằng ở phía bắc cũng nóng vào mùa hè, song mát hơn vào mùa đông. Vùng núi phía bắc lạnh hơn và có tuyết ở những nơi có độ cao lớn trên dãy Himalaya. Do dãy Himalaya ngăn gió lạnh Bắc Á nên nhiệt độ tại các đồng bằng ôn hoà hơn đáng kể. Hầu hết các địa phương có khí hậu gió mùa, duy trì ẩm trong mùa hè và khô trong mùa đông, và tạo thuận lợi để trồng đay, trà, lúa gạo và các loại cây khác.

Nam Á nhìn chung được phân thành bốn đới khí hậu lớn:[157]

  • Rìa bắc của Ấn Độ và vùng cao phía bắc Pakistan có khí hậu cận nhiệt đới lục địa khô
  • Viễn nam của Ấn Độ và phần tây nam của Sri Lanka có khí hậu xích đạo
  • Hầu hết phần bán đảo có khí hậu nhiệt đới với các biến thể:
    • Khí hậu cận nhiệt đới ẩm tại phần tây bắc của Ấn Độ
    • Khí hậu nhiệt đới nóng có mùa đông mát tại Bangladesh
    • Khí hậu bán khô hạn nhiệt đới tại trung tâm
  • Dãy Himalaya có khí hậu núi cao

Độ ẩm tương đối cao nhất là trên 80%, được ghi nhận tại vùng đồi Khasi và Jaintia thuộc Đông Bắc Ấn Độ, và Sri Lanka, trong khi khu vực Pakistan và miền tây Ấn Độ ghi nhận được mức dưới 20%–30%.[157] Khí hậu Nam Á phần lớn có đặc điểm do gió mùa. Nam Á phụ thuộc rất nhiều vào mưa do gió mùa.[158] Hai hệ thống gió mùa tồn tại trong khu vực:[159]

  • Gió mùa mùa hè: Gió thổi từ phía tây nam đến hầu hết các địa phương của khu vực. Nó gây ra 70%–90% lượng giáng thuỷ thường niên.
  • Gió mùa mùa đông: Gió thổi từ phía đông bắc, chiếm ưu thế tại Sri Lanka và Maldives.

Giai đoạn ấm nhất trong năm là trước mùa gió mùa (tháng 3 đến giữa tháng 6). Trong mùa hè, áp thấp tập trung trên đồng bằng Ấn-Hằng và gió áp cao từ Ấn Độ Dương thổi vào trung tâm. Gió mùa là mùa mát thứ nhì trong năm vì nó có độ ẩm cao và có sương mù bao phủ. Tuy nhiên, vào đầu tháng 6 các dòng tia biến mất trên cao nguyên Thanh-Tạng, áp thấp trên thung lũng sông Ấn giảm sâu và đới hội tụ nhiệt đới (ITCZ) chuyển đến. Diễn ra sự thay đổi dữ dội. Các áp thấp gió mùa khá mạnh hình thành trên vịnh Bengal và đổ bộ từ tháng 6 đến tháng 9.[157]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nam_Á http://www.banbeis.gov.bd/bd_pro.htm http://www.isn.ethz.ch/isn/Current-Affairs/Securit... http://www.answers.com/topic/Asia#Columbia_Encyclo... http://www.answers.com/topic/south-asia#Columbia_E... http://www.bbc.com/news/world-south-asia-12011352 http://www.bookrags.com/research/indian-subcontine... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/345985/L... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/38479/As... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/396460/M... http://www.britannica.com/eb/article-38030/classif...